Nơi tạo ra sự khác biệt

DR VĨNH – KHOA THẨM MỸ BỆNH VIỆN CHỢ RẪY 0905 388 576
Nám là một tình trạng thường gặp ở nữ giới đặc biệt ở độ tuổi sau 30, trong đó xuất hiện các mảng màu nâu trên da, chủ yếu trên mặt, nhưng cũng có thể xuất hiện trên tay và cổ. Nám không được xem là một bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nó có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và tâm lý của người bị. Vì thế qua bài viết này DR VĨNH – Khoa Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật những thông tin quan trọng liên quan đến nám cũng như cách phòng ngừa, chữa trị ra sao nhé.

1. Nám da là gì?

cach-dieu-tri-nam-da-mat

Điều trị nám da mặt

Nguyên nhân chính gây nám da là do sự gia tăng sản sinh melanin, một loại sắc tố da. Melanin được sản xuất bởi các tế bào melanocyte nằm ở lớp đáy của da. Khi các tế bào melanocyte sản xuất quá nhiều melanin, sẽ dẫn đến hình thành các mảng nám da.

Melanin là yếu tố quyết định màu sắc da của mỗi người. Các nghiên cứu đã nhận định rằng, melanin là một chất hấp thụ ánh sáng hiệu quả (có thể tiêu hủy hơn 99,9% tia UV được hấp thụ), đóng vai trò bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời.

Tuy nhiên như đã nói đến ở trên, nếu melanin được sản xuất quá nhiều thì sắc tố này sẽ tích tụ, tập trung tại một vùng nhất định hình thành các mảng hoặc đốm màu sẫm, gọi là nám da.

Tình trạng này thường xảy ra phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 50, đặc biệt khi mang thai và sau sinh. Mức độ của nám da có thể thay đổi theo thời gian, từ nhạt dần chuyển sang đậm dần, từ 1 nốt nhỏ nhẹ chuyển sang một mảng lớn.

Nám da thường hiển thị trên các vùng sau:

1. Trán.

2. Hai bên má.

3. Vùng mũi và xung quanh môi.

4. Đôi khi có thể xuất hiện trên cổ, cánh tay và các vùng khác.

2. Phân biệt nám và tàn nhang

Dựa vào biểu hiện lâm sàng chúng ta có thể phân biệt giữa nám và tàn nhang như sau:

Đặc điểm của nám da:

– Thường có 2 dạng: Nám mảng thường trải rộng, kích thước lớn và nám đốm: hình tròn, to, xuất hiện từng nốt.

– Vị trí: nằm sâu dưới lớp da, chủ yếu trên da mặt Nằm ở lớp da nông, ngoài da mặt còn thấy ở những vị trí khác như cổ, tay, ngực,..

– Màu sắc: màu vàng sẫm, vàng nhạt, đen, đỏ,…Khi tiếp xúc với ánh nắng nhiều sẽ đậm màu hơn.

– Nguyên nhân: do nhiều nguyên nhân khác nhau kết hợp như: rối loại sắc tố, thay đổi nội tiết tố, mỹ phẩm,..

– Độ tuổi: thường xuất hiện ở phụ nữ sau 30 tuổi.

Đặc điểm của tàn nhang:

– Nốt có kích thước nhỏ, có thể nằm riêng lẻ hoặc tuàng mảng nhưng không dính đều nhau.

– Vị trí: Nằm ở lớp da nông, ngoài da mặt còn thấy ở những vị trí khác như cổ, tay, ngực,..

– Màu sắc: màu sẫm, thâm đen, nâu, xanh, hơi vàng nhẹ sáng,…

– Nguyên nhân chủ yếu là do di truyền và do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

– Độ tuổi: Mọi độ tuổi, kể cả trong giai đoạn dậy thì.

3. Nguyên nhân hình thành nám da

Nguyên nhân hình thành nám da có thể được chia thành hai nhóm chính: nguyên nhân nội sinh và nguyên nhân ngoại sinh.

Nguyên nhân nội sinh:

– Rối loạn nội tiết tố: Các nghiên cứu cho thấy, nồng độ Estrogen suy giảm làm mất kiểm soát MSH – hormone kích thích sản sinh sắc tố melanin. Từ đó tạo điều kiện cho hormone MSH hoạt động mạnh gây nám da. Đây được xem là nguyên nhân hàng đầu gây nám của chị em ở độ tuổi mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh,..

– Di truyền: Nám da có thể được di truyền qua gen. Có nguy cơ cao mắc nám da nếu có tiền sử gia đình bị mắc tình trạng này. Người có làn da sẫm màu thường dễ bị nám da hơn người có làn da trắng.

– Giới tính: Tình trạng nám da ở phụ nữ cao gấp 9 lần so với nam giới.

– Da trong độ tuổi lão hóa

– Ảnh hưởng của một số loại thuốc: kháng sinh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), lợi tiểu, retinoid, thuốc hạ đường huyết, chống co giật, loạn thần,sử dụng thuốc tránh thai,suy giáp đang điều trị…

Nguyên nhân ngoại sinh:

– Tác động của ánh sáng mặt trời: Ánh sáng mặt trời tiếp xúc trực tiếp với da làm sản sinh bất thường một lượng tế bào chất sắc tố (melanocytes) gây ra nám da. Bên cạnh đó, ánh nắng mặt trời còn phá hủy tế bào, làm vỡ cấu trúc da gây lão hóa, ung thư da.

– Sử dụng mỹ phẩm có tính tẩy cao, không an toàn: Việc sử dụng mỹ phẩm không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng làm bào mòn da, lâu ngày khiến da mất chức năng đề kháng, dễ bị tác động bởi các yếu tố môi trường bên ngoài.

nguyen-nhan-cua-benh-nam-da-mat

Những nguyên nhân gây nám

4. Những dấu hiệu của bệnh nám da bạn cần biết

Dấu hiệu chính của nám da là sự tăng sắc tố melanin, dẫn đến xuất hiện các mảng da sẫm màu. Các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời như mặt, cổ, cánh tay có nguy cơ cao bị nám da. Tình trạng này không gây đau nhưng làm mất đi tính thẩm mỹ, làm cho nhiều người tự ti về diện mạo của mình.

Trong trường hợp nám da do rối loạn nội tiết, các mảng hoặc đốm nám có màu sắc đậm, kích thước không đều, thường xuất hiện chủ yếu ở hai bên gò má. Nếu không được điều trị kịp thời, nám có thể lan rộng sang các vùng da xung quanh. Ngoài ra, người bị nám nội tiết thường có thể trải qua một số dấu hiệu khác như mụn, rối loạn kinh nguyệt,…

Các vị trí phổ biến xuất hiện nám da bao gồm hai bên má, trán, mũi, môi, v.v. Mặc dù bệnh không khó điều trị, nhưng có thể có những trường hợp nhầm lẫn giữa nám da và các vấn đề da khác như tàn nhang, đồi mồi. Do đó, người bị nám nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu – thẩm mỹ da để kiểm tra, tư vấn và nhận phác đồ điều trị phù hợp.

5. Các loại nám da thường thấy

Theo phân loại lâm sàng, nám da được chia thành ba loại: nám nông, nám sâu và nám hỗn hợp, mỗi loại mang đến những đặc điểm riêng biệt.

Nám nông

Nám nông hình thành khi sắc tố melanin được các tế bào melanocyte đưa vào lớp da sừng. Với màu sắc nâu nhạt và độ sâu hạn chế, nám nông thường xuất hiện dưới lớp da ngoài cùng hoặc ở thượng bì. Chủ yếu tập trung ở trán, hai bên gò má, mũi và cằm. Nám nông có đường viền rõ nét, dễ phân biệt với vùng da xung quanh.

Nám sâu

Nám sâu có màu sắc từ nâu nhạt đến đen sẫm với đường viền mờ nhòe. Sắc tố melanin trong nám sâu được đẩy từ tế bào melanocyte vào lớp da sâu hơn. Thường xuất hiện dưới dạng các đốm nhỏ, tương tự vết thâm sau mụn. Nám sâu thường gặp ở phụ nữ trên 30 tuổi, đặc biệt là trong giai đoạn tiền mãn kinh.

Nám hỗn hợp

Nám hỗn hợp là loại nám phổ biến nhất, kết hợp cả nám nông và nám sâu. Nó xuất hiện rải rác, chủ yếu tại trán, hai bên gò má, mũi và vùng da quanh mắt. Nám hỗn hợp có sự kết hợp của chân nám sâu và chân nám nông, đồng thời mang lại màu sắc và kích thước không đồng nhất. Đây là loại nám khó điều trị nhất và đòi hỏi phương pháp xử lý phức tạp.

Với việc hiểu rõ về các loại nám da khác nhau, bạn có thể tìm phương pháp điều trị phù hợp và tái lập lại vẻ đẹp tự nhiên của làn da.

het-nam-tai-phong-kham-bac-si-vinh-khoa-tham-my-benh-vien-cho-ray

Điều trị nám tại phòng khám

6. Những đối tượng nào có nguy cơ bị nám da

Có một số đối tượng có nguy cơ cao bị nám da. Dưới đây là một số nhóm người thường gặp nguy cơ cao:

Phụ nữ: Nám da thường gặp phổ biến ở phụ nữ, và tỷ lệ phụ nữ bị nám da cao hơn so với nam giới.

Người đang mang thai: Phụ nữ mang thai có nguy cơ cao hơn bị nám da do các thay đổi hormone trong cơ thể.

Làn da sẫm màu: Những người có làn da sẫm màu tự nhiên, chẳng hạn như người châu Á, người châu Phi và người gốc Phi có khả năng bị nám da cao hơn.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời: Người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, đặc biệt là trong thời gian dài mà không bảo vệ da, có nguy cơ cao hơn bị nám da.

Rối loạn nội tiết tố: Một số rối loạn nội tiết tố, chẳng hạn như tăng hoạt động của tuyến giáp, có thể làm tăng nguy cơ bị nám da.

7. Làm sao để phòng ngừa nám da

Để ngăn chặn và phòng ngừa tình trạng nám da, việc chăm sóc và bảo vệ da là rất quan trọng. Khi nám da chỉ mới xuất hiện và chưa nghiêm trọng, việc kết hợp điều trị cùng chăm sóc da sẽ giúp cải thiện tình trạng nhanh chóng. Nếu không ngăn chặn kịp thời, các vết nám có thể lan rộng và điều trị sẽ mất nhiều thời gian và chi phí.

Dưới đây là một số cách phòng ngừa nám da có thể thực hiện:

– Sử dụng kem chống nắng: Ánh sáng mặt trời là nguyên nhân chính gây nám da, vì vậy, hãy thoa kem chống nắng có chỉ số SPF trên 30, từ 15 – 30 phút trước khi ra ngoài. Thoa lại sau 2-4 giờ.

– Che chắn da: Đội mũ rộng vành, đeo khẩu trang và mắt kính râm để bảo vệ da khỏi tác động của ánh sáng mặt trời và tác nhân gây nám khác.

– Dinh dưỡng lành mạnh: Bảo đảm cung cấp đủ và cân đối các chất dinh dưỡng sẽ giúp da khỏe mạnh, ngăn ngừa dấu hiệu lão hóa và giảm nguy cơ hình thành nám.

– Điều chỉnh lối sống: Tăng cường hoạt động thể dục, hạn chế thức khuya và tránh căng thẳng để giữ cho da khỏe mạnh.

– Lựa chọn mỹ phẩm an toàn: Hãy chọn mỹ phẩm có nguồn gốc rõ ràng, không chứa thành phần gây kích ứng da để tránh tác động tiêu cực lên da.

– Thăm khám với bác sĩ da liễu: Hãy khám bác sĩ da liễu khi gặp các vấn đề về da, không nên để tình trạng kéo dài và vết nám lan rộng. Phát hiện và điều trị sớm sẽ mang lại hiệu quả cao hơn.

Việc áp dụng những biện pháp phòng ngừa này sẽ giúp giảm nguy cơ mắc phải tình trạng nám da và bảo vệ làn da khỏi tác động tiêu cực của các yếu tố gây nám.

truong-hop-nam-nang-duoc-dieu-tri

Bệnh nhận nám nặng được điều trị

8. Nám da nên ăn uống như thế nào?

Để điều trị và phòng ngừa tình trạng nám da, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng. Dưới đây là một số lời khuyên về chế độ ăn uống để hỗ trợ điều trị nám da:

– Bổ sung chất chống oxy hóa: Các chất chống oxy hóa như vitamin C, vitamin E và beta-carotene có khả năng bảo vệ da khỏi tác động của gốc tự do. Hãy tăng cường tiêu thụ các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như các loại trái cây và rau xanh tươi, quả mọng, các loại hạt.

– Cung cấp đủ vitamin A: Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong quá trình tái tạo da và giảm sự hình thành sắc tố melanin. Bạn có thể tìm thấy vitamin A trong thực phẩm như cà rốt, bí đỏ, rau lá xanh sẫm và gan,…

– Bổ sung omega-3: Omega-3 có tác dụng giảm viêm nhiễm và duy trì sự mềm mịn của da. Hãy bao gồm các nguồn omega-3 như cá hồi,hạt óc chó, hạt macca, hạt chia trong chế độ ăn của mình.

– Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ lượng nước hàng ngày là quan trọng để duy trì độ ẩm cho da và giúp loại bỏ độc tố. Hãy uống ít nhất 8 ly nước mỗi ngày và tăng cường uống nước khi vận động hoặc trong môi trường khô hanh.

– Hạn chế thức ăn gây dị ứng: Một số loại thực phẩm có khả năng gây viêm và kích thích sự hình thành sắc tố melanin. Hạn chế tiêu thụ đường, thực phẩm chế biến, thực phẩm nhanh, rượu và các loại gia vị mạnh có thể giúp giảm nguy cơ nám da.

– Chế độ ăn uống cân đối: Đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Bao gồm các loại thực phẩm giàu protein, các loại ngũ cốc nguyên hạt, rau quả tươi và các nguồn chất béo lành mạnh như dầu ô liu, hạt, và quả bơ.

Tuy chế độ ăn uống không thể là phương pháp điều trị nám da độc lập nhưng nó có thể hỗ trợ quá trình điều trị và bảo vệ da khỏi tác động tiêu cực. Hãy tư vấn với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng của bạn.

Phòng khám Chuyên khoa Thẩm mỹ DR VĨNH có các dịch vụ điều trị nám da. Với trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu từ các nước Mỹ, Nhật, Hàn như: máy soi da, lăn kim, laser,… cùng đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, DR VĨNH – Khoa Thẩm mỹ Bệnh viện Chợ Rẫy mang đến những dịch vụ điều trị, chăm sóc, thẩm mỹ da tận tâm, chất lượng, hiệu quả.

Hình ảnh trước và sau